Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay và thường được sử dụng trong thiết kế nội thất hiện đại bởi những ưu điểm vượt trội phù hợp với xu thế hiện đại.

Ngày nay khi chất liệu gỗ tự nhiên ngày càng đắt đỏ và khan hiếm, gỗ công nghiệp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trong thiết kế nội thất hiện đại, giảm chi phí nội thất so với gỗ tự nhiên cũng như đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ, sang trọng cho nội thất hiện đại.

1. Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là một loại gỗ ván ép sợi công nghiệp được tái chế từ bột sợi gỗ nhỏ dư thừa trong quá trình sản xuất gỗ tự nhiên, qua các loại phụ gia như: Keo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, Parafin…, được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao hình thành nên những ván gỗ MDF chắc chắn được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại và có giá thành khá rẻ.

MDF có tên viết tắt là ” Medium Density Fiberboard” với ý nghĩa là “ván sợi mật độ trung bình”.

Gỗ MDF có kích thước phổ biến là 1220 x 2440 (mm) và 1830 x 2440 (mm)

Độ dày từ: 12 đến 21 mm

ván ép MDF có độ dày khoảng: 24 đến 32 mm

Thành phần của gỗ MDF khá đơn giản tới 75 % là gỗ tự nhiên nhưng là những bột sợi gỗ; 10-15% là các loại keo kết dính; 5-10% là nước và khoảng 1% là các hợp chất làm cứng, chống mói mọt và bảo vệ bề mặt gỗ không bị trầy xước.

Bởi vậy, nhờ vào sự tiên tiến của khoa học và công nghệ, gỗ MDF đã ra đời và có giá thành khá rẻ. Gỗ MDF đã giải quyết được rất nhiều bài toán khó trong thiết kế nội thất cho nhiều gia đình. Hiện nay, gỗ MDF được ứng dụng ngày càng thông minh và hiện đại ở khắp nơi từ nhà ở đến chung cư, văn phòng…. bởi những đặc điểm ưu việt mà nó mang lại.

Có thể nói, sự ra đời của gỗ MDF là thành tựu to lớn trong lĩnh vực kiến trúc nội thất.

2. Phân loại gỗ MDF

Gỗ MDF gồm có 3 loại như sau:

  • Gỗ MDF thường: Đây là loại có chất lượng thấp nhất và giá thành cũng rẻ nhất trong 3 loại. Ưu điểm của loại gỗ này là sản xuất và thi công đơn giản, nhanh chóng. Bởi vậy chúng được ứng dụng khá phổ biến với những người có nhu cầu thấp. Tuy nhiên, loại gỗ này không có khả năng chống nước và dễ bị phồng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt như Việt Nam.
  • Gỗ MDF chống ẩm: Như cái tên của nó, gỗ MDF chống ẩm là loại gỗ có phần lõi màu xanh và thường được lấy nguyên liệu từ rừng Thái Lan, Malaysia.
    • Loại gỗ này có phần lõi màu xanh và có ưu điểm vượt trội về khả nắng chống ẩm cao, đặc biệt là ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam thì loại gỗ này khá thích hợp và ưu việt. Không chỉ nổi trội về khá năng chống nước, chống ẩm, chúng còn có độ co giãn và đàn hồi, rất dễ dàng trong sản xuất và thiết kế nội thất.
    • Với những lí do đó nên hiện nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao, người ta thường quan tâm tới loại gỗ MDF chống ẩm để thiết kế, sử dụng và tái tạo không gian nội thất nhà mình.
  • Gỗ MDF chống cháy: Loại gỗ này có phần lõi màu đỏ, có khả năng chống cháy tốt nên thường được sử dụng cho văn phòng hay chung cư.

3. Ưu nhược điểm của gỗ MDF

Ưu điểm

  • Gỗ MDF có khả năng chống mối mọt tốt do có lớp màng bảo vệ từ các chất phụ gia, miếng ván chắc chắn, không bị cong vênh hay co ngót sau thời gian dài sử dụng. Đây là đặc điểm vượt trội và nổi bật về chất lượng của loại gỗ công nghiệp này.
  • Loại gỗ này có bề mặt khá nhẵn, phẳng và mềm mịn giúp dễ dàng thi công
  • Khác với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp MDF có bề mặt dễ dàng phủ các lớp sơn hay các bề mặt khác như: gỗ MDF phủ Melamine, Veneer, acrylic, laminate…. nhờ đó, loại gỗ này có tính ứng dụng cao, khả năng thiết kế đa dạng, đảm bảo tính thẩm mỹ và màu sắc theo nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người.
  • Những ván gỗ MDF đảm bảo được thời gian thi công nhanh chóng và đơn giản.
  • Giá thành gỗ MDF thấp hơn nhiều lần so với gỗ tự nhiên. Bởi vậy, chúng ta không còn tâm lý e ngại khi phải bỏ một số tiền lớn chi cho nội thất như trước nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, chất lượng. Và đặc biệt, sử dụng ván gỗ công nghiệp được khuyến khích thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ môi trường khi tài nguyên rừng đang dần bị khai thác quá mức.

Nhược điểm

  • Gỗ MDF chỉ đảm bảo về độ cứng và chắc chắn, không có độ dẻo như gỗ thịt hay các loại gỗ công nghiệp khác. Bởi vậy, thiết kế nội thất từ gỗ MDF luôn hướng tới sự tối giản, không cầu kỳ.
  • Không có khả năng thiết kế đồ trạm trỗ như gỗ tự nhiên bởi bản chất loại gỗ này được kết cấu từ nhiều nguyên liệu khác nhau, là sự tái chế từ gỗ tự nhiên.
  • Loại gỗ này có độ dày giới hạn. Bởi vậy, khi muốn thiết kế những ván gỗ dày cần phải ghép các ván gỗ lại với nhau.

4. Tính ứng dụng của gỗ MDF

Gỗ MDF có tính ứng dụng cao trong thiết kế nội thất như: tủ học, tủ kệ ti vi, vách ngăn không gian, tủ quần áo, sàn nhà, giường ngủ, bàn ghế văn phòng, tủ bếp…. bởi loại gỗ này dễ dàng lấy lòng các kiến trúc sư và khách hàng nhờ màu sắc và đường nét vân gỗ đa dạng, dễ dàng chọn lựa trong thiết kế nội thất và có giá thành khá rẻ.

Sau đây là một số sản phẩm thiết kế nội thất được ứng dụng từ chất liệu gỗ MDF:

Hiện nay, chất liệu gỗ công nghiệp MDF được sử dụng vô cùng rộng rãi, đặc biệt là những chung cư và văn phòng, nội thất gỗ công nghiệp MDF được tận dụng tối đa mang phong cách nội thất hiện đại, sang trọng.

Bạn còn chần chừ gì mà không chọn cho ngôi nhà của mình những mẫu thiết kế nội thất hiện đại có chất liệu từ gỗ MDF. Đây sẽ là lựa chọn vô cùng thông minh và sáng suốt vừa giúp bạn giảm chi phí tối ưu, vừa đem lại vẻ đẹp hiện đại, sạch sẽ và tiện nghi cho không gian nội thất nhà bạn.

Công ty Cổ phần Kiến trúc Nội thất ASLI

Địa chỉ:

  • Trụ sở chính: 21/66-T8, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội
  • VPĐD 1: 140 Trần Đăng Ninh, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội
  • VPĐD 2: Hoà Lạc, Thạch Thất, Hà Nội
  • VPĐD 3: Tp. Lào Cai
  • Xưởng SX 1: TCN, Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội
  • Xưởng SX 2: Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0383165363

Fanpage: Kiến trúc Asli