Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương chính là vẻ đẹp mang dấu ấn của lịch sử. Một phong cánh mang vẻ đẹp hoài cổ cùng vẻ lãng mạn của nghệ thuật kiến trúc Pháp trên bán đảo Đông Dương trong những năm chiến tranh. Ngày nay, phong cách ấy vẫn còn tồn tại khiến chúng ta gợi nhớ về những giai đoạn lịch sử của dân tộc và bởi chúng mang âm hưởng của cả vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.

Thời nay, những giá trị lịch sử luôn được con người lưu giữ và gợi nhớ. Phong cách nội thất Đông Dương là thành quả của văn hóa lịch sử, thể hiện mối quan hệ về kiến trúc nội thất giữa Pháp và Đông Dương. Phong cách này được khá nhiều người yêu thích bởi nó mang một vẻ đẹp kết hợp giữa quý tộc và địa chủ. Đắm mình trong không gian này như khiến chúng ta được sống lại với những giá trị lịch sử tươi đẹp.

1. Lịch sử hình thành

Phong cách nội thất Đông Dương có tên gọi khác là phong cách Indochine.

Bán đảo Đông Dương còn được gọi là bán đảo Trung – Ấn, là nơi giao thoa giữa nền văn hoá phương Đông và phương Tây. Ban đầu khu vực này chịu ảnh hưởng từ hai nền văn hoá lớn của nhân loại là Trung Quốc và Ấn Độ. Phong cách Đông Dương tại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa bởi 1000 năm đô hộ, Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

Indochine là kiến trúc do người Pháp tạo ra, những kiến trúc và phong cách nội thất từ Pháp sang bộc lộ nhiều bất cập sau một số năm, đặc biệt là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mùa,… cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Do đó các kiến trúc sư Pháp đã thay đổi để phù hợp với từng bản địa.

Cùng với đó, vào những năm 30-40 của thế kỷ XX, sức ảnh hưởng của Pháp lên Việt Nam đã giảm sút. Để phù hợp với khí hậu con người tại nơi đây, các kiến trúc sư người Pháp đã tìm ra những phương án thiết kế để gần gũi thân thiện với người dân hơn.

Trước đó, các nước Đông Dương đã bị ảnh hưởng từ hai nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Nên từ đây có sự giao thoa giữa đường nét thiết kế nội thất Đông và Tây. Khoảng năm 1920 là thời gian phong cách indochine phát triển mạnh mẽ nhất.

Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)

Ở Việt Nam, phong cách nội thất Đông Dương vẫn chiếm được vị trí quan trọng trong thiết kế nội thất bởi phong cách này mang đậm vẻ đẹp hoài cổ của người Việt. Ngoài ra còn ở màu sắc trang nhã, hiện đại và tính tiện lợi trong thời hiện đại.

2. Dấu ấn hiện đại, lãng mạn của kiến trúc nội thất Pháp trong phong cách Đông Dương

Những vẻ đẹp trong kiến trúc nội thất của Pháp được tận dụng trong phong cách Indochie có thể kể đến như: Thiết kế cửa sổ rộng , kiến trúc hình vòm đón ánh sáng tự nhiên vào không gian nhà ở, đường chỉ nổi trên tường tạo điểm nhấn. Tông màu trắng chủ đạo tạo nên vẻ đẹp thanh lịch vẫn thường được ưa chuộng của phong cách Pháp.

Ngoài ra, những chiếc đèn chùm, bàn ghế nội thất mang phong cách tân cổ điển hoặc điểm nhấn của phong cách Art Décor đều được người Pháp tận dụng trong phong cách nội thất Đông Dương thời đó.

Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)

3. Phong cách Đông Dương chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

Trước khi trở thành thuộc địa của Pháp, Việt Nam có gần 1000 năm dưới ách đô hộ của Trung Quốc. Bởi vậy, văn hóa Việt Nam chịu một phần ảnh hưởng của Trung Quốc. Điều này cũng được thể hiện trong phong cách Indochie.

Màu đỏ son của ngói, miếng ngói âm dương, những chi tiết điêu khắc trạm trổ từ phức tạp đến đơn giản và có tính ứng dụng. Cùng với đó những con tiện cầu kỳ để trang trí cho cầu thang, hành lang,…

Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)

Vách ngăn phòng khách và cầu thang mang văn hóa Trung Quốc từ những con tiện thon gọn tạo không gian thoáng mát, cổ kính cho không gian.

4. Phong cách Ấn Độ trong Indochie

Phong cách Ấn Độ xuất hiện ở đây là những đặc trưng của văn hóa Chăm Pa tại nước ta. Đó chính là nghệ thuật điêu khắc Champa. Những bức phù điêu, tượng tròn, chi tiết trạm khắc trên cột kèo,… Hay những biểu tượng tôn giáo như thiếu nữ Apsara nhảy múa, linh vật, Sivah của Champa.

Những chi tiết này khi phối hợp với nghệ thuật kiến trúc nội thất Pháp có thể tạo nên một không gian văn hóa đa dạng, tương phản nhưng vô cùng đặc sắc, thu hút thị giác mạnh mẽ.

Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)

5. Vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam trong phong cách Đông Dương

Phong cách nội thất Đông Dương tại Việt Nam đã được biến tấu phù hợp với những bản sắc đặc trưng vốn có của văn hóa Việt qua việc lược bỏ bớt nhưng chất liệu thô cứng như: Xi măng, đá, thạch anh… bằng những chất liệu mộc mạc, phù hợp với khí hậu của Việt Nam như: Tre, nứa, gỗ….

Những vật liệu tinh tế đó được thiết kế thành những dụng cụ nội thất tiện dụng, mang đậm dấu ấn Việt như: Phản, trõng, tủ chè, bàn ghế… Chúng được trạm trổ cầu kỳ, tinh xảo tạo vẻ đẹp bề thế, cổ điển và sang trọng. Ngoài ra, Không gian còn được trang trí với hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng, bình gốm sứ,…

Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)

6. Đặc điểm của phong cách nội thất Đông Dương (Indochie style)

6.1. Màu sắc

Phong cách nội thất Đông Dương tập trung những gam màu đặc trưng như: Vàng nâu, vàng kem, trắng… Đây là những gam màu chủ đạo thường thấy trong Indochie bởi chúng rất phù hợp, dễ chịu với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam

Bên cạnh đó, màu sắc của gỗ, nan, tre cũng thường xuyên được sử dụng để làm điểm nhấn cho phong cách này,

Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)

6.2. Chất liệu sử dụng

  • Gỗ là chất liệu vô cùng phổ biến trong các phong cách thiết kế nội thất. Trong phong cách nội thất Đông Dương, những gam màu gỗ trầm, màu gỗ tự nhiên của những phản gỗ chắc chắn được sử dụng nhiều bởi đây là màu sắc của sự uy quyền, sang trọng cổ điển thường được dùng cho vua chúa thời xưa và được các địa chủ, quý tộc ưa chuộng. Chất liệu gỗ tự nhiên được quan tâm sử dụng trong phong cách này.
  • Chất liệu tre cũng được dùng để làm nội thất hoặc trang trí bởi độ chắc và bền, chống mối mọt cao. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm sử dụng tre giúp không gian thoáng mát, sạch sẽ hơn bao giờ hết.
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
  • Nội thất Đông Dương sử dụng chất liệu gạch để lát sàn, điển hình như: Gạch bông, gạch nung bởi độ láng mịn, mát mẻ với những đường vân chắc chắn và những họa tiết hoa văn đơn giản giúp tạo điểm nhấn cho không gian.

6.3. Sử dụng họa tiết hoa văn cổ điển

Những họa tiết hoa văn có lẽ đã tạo nên nét đẹp văn hóa cổ điển mang đặc trưng riêng của phong cách nội thất Đông Dương. Đó chính là sự kết hợp họa tiết hoa văn đông – tây giữa nhiều luồng văn hóa khác nhau như: Kiến trúc Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam..

Đó là những đường nét kỷ hà từ thời Đông Sơn, hình tĩnh vật, hình hoa lá, đường nét sọc đơn giản của phong cách Pháp hay những bức tranh, trạm tấu, điêu khắc của Ấn Độ đều xuất hiện hợp lý trong tổng thể không gian như: Sàn nhà, sửa sổ, vách tường, trần nhà, vật dụng trang trí…. Những nền văn hóa khác nhau xuất hiện chung một khung hình tạo nên vẻ đẹp đa sắc nhưng không kém phần hài hòa, nổi bật, sự tương phản đã giúp chúng tô điểm nhau thêm rực rỡ hơn.

Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)

6.4. Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam

Ở Việt Nam, Phật giáo và những tín ngưỡng dân gian vô cùng phát triển bởi ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ. Vậy nên, hình ảnh những bức tượng phật, hoa sen, bồ đề trong cổ tích hay những con rối trong biểu tượng dân gian đều được khắc họa thành phong cách nội thất Đông Dương. Chúng mang hơi thở dân gian, hơi thở của lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc của người Việt.

Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)

6.5. Nội thất Đông Dương

Nội thất Đông Dương mang những vẻ đẹp đặc trưng cao quý. Sẽ không khó để thấy những thiết bị trang trí như: Sập gụ, phản, bình phong trong phong cách Indochie. Những chất liệu nội thất bằng sứ quý giá có hình khối hoa văn đơn giản, tao nhã lại mang đậm bản sắc hoài cổ được người Pháp tận dụng để tạo nên vẻ đẹp cổ điển đan xen hiện đại của phong cách nội thất Đông Dương.

Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)
Phong cách nội thất Đông Dương (Nguồn: Internet)

Những giá trị văn hóa qua đi là những giá trị duy nhất còn sót lại sau chiến tranh. Bởi vậy, Việt Nam không xóa bỏ nó mà luôn lưu giữ những dấu ấn của thời gian, của lịch sử nhằm giúp dân tộc gợi nhớ về những thời kỳ hào hùng của dân tộc và để trân trọng hòa bình hôm nay hơn.

Chiếc tranh qua đi, Pháp đã để lại ở Việt Nam là những công trình kiến trúc , trong đó kiến trúc nội thất Đông Dương chính là một trong những kiến trúc độc đáo nhất còn giá trị tới hôm nay.

Phong cách Indochie đang ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là trong những khách sạn, nhà hàng, quán cafe… vẻ đẹp của phong cách nội thất Đông Dương đem lại cảm giác hoài cổ cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp cần được lưu truyền và phát triển trong thời đại mới.

Nếu bạn quan tâm phong cách nội thất Đông Dương, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thi công với giá thành tốt nhất trên thị trường cùng nhiều gói thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu của bạn.

Công ty Cổ phần Kiến trúc Nội thất ASLI

Địa chỉ:

  • Trụ sở chính: 21/66-T8, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội
  • VPĐD 1: 140 Trần Đăng Ninh, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội
  • VPĐD 2: Hoà Lạc, Thạch Thất, Hà Nội
  • VPĐD 3: Tp. Lào Cai
  • Xưởng SX 1: TCN, Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội
  • Xưởng SX 2: Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0383165363

Fanpage: Kiến trúc Asli